4 ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ SÀI GÒN VÀ HÀ NỘI

Nếu có ai hỏi Sài Gòn và Hà Nội có gì khác nhau ngoài cái tên gọi, là một tín đồ cà phê sẽ nói rằng, Hà Nội và Sài Gòn khác nhau ở phong cách thưởng thức cà phê. Cùng là một loại thức uống nhưng ở mỗi nơi, cà phê thể hiện nét đẹp đặc trưng trên nhiều khía cạnh khác nhau vô cùng thú vị mà Napoli Coffee đã khám phá ra được.

1. Cách gọi khác nhau
Nếu ai đã từng nghe qua bài hát “Sài Gòn cà phê sữa đá” chắc sẽ hiểu rõ cách gọi một ly cà phê sữa của người Sài Gòn như trong lời bài hát “Cho tôi một ly cà phê, cà phê sữa đá”. Hoặc một ly cà phê chỉ bỏ đường và đá, người ta sẽ gọi là “cà phê đá”, người Sài Gòn phân biệt hai loại cà phê này bằng cách thêm chữ “sữa” vào tên. Còn với ở Hà Nội, người Sài Gòn gọi là “cà phê sữa” nhưng người Hà Nội gọi một cái tên khác hẳn là “cà phê nâu”, hay “cà phê đá” của Sài Gòn thì là “cà phê đen” của người dân vùng thủ đô.

2. Người và nơi thưởng thức
Dù ai ở xa hay gần, khi nhắc đến Sài Gòn có món uống gì đặc trưng thì sẽ nghĩ ngay đến đó là cà phê như trong câu nói “Sài Gòn – cà phê sữa đá”. Gần như cà phê trở thành thức uống phổ cho mọi lứa tuổi, tầng lớp, bất kể đi đâu, rủ rê bạn bè thì câu cửa miệng luôn đặt bên môi của mọi người đó là “cà phê không?”, cà phê trở thành cái kết nối giữa mọi người với nhau trong bất kỳ không gian nào từ sang trọng đến đường phố, vỉa hè.

Người Hà Nội lại khác, tuy cà phê là loại thức uống phổ biến nhưng không phải là sự lựa chọn cho mỗi người khi có những dịp gặp gỡ, giao lưu. Mà người Hà Nội chỉ chọn đi cà phê khi cần bàn các công việc cùng đối tác, hay trò chuyện cùng bạn bè lâu ngày không gặp trong những không gian lịch sự. Còn đối với những góc vỉa hè, dân dã người ta chỉ thường gọi nhau những ly trà đá không giống như ở Sài Gòn là gọi những ly cà phê, như trong lời bài hát chúng ta thường hay nghe và nghêu ngao “Hà Nội trà đá vỉa hè”.

3. Thời gian uống cà phê
Cà phê Sài Gòn chúng ta có thể thưởng thức vào bất kỳ thời gian nào từ sáng đến tối, thậm chí là khuya để có thể ngồi nhâm nhi ly cà phê vừa ngắm góc phố về đêm lúc lên ánh đèn, ngắm sự tĩnh lặng đến kỳ lạ của nơi phố xá không người. Riêng đối với người Hà Nội chỉ thường thưởng thức cà phê vào mỗi buổi sáng sớm, trong không khí se lạnh cùng chút tia nắng nghịch ngợm len lỏi qua các khe lá. Người Hà Nội không ngồi uống cà phê quá lâu như người Sài Gòn, bởi Hà thành không giống như Sài thành có tên là “thành phố không ngủ” mà người ta hay gọi thân thương, thay vào đó người Hà thành dành thời gian nhất định để thưởng thức cà phê với những câu chuyện dài cần kể.

4. Văn hóa mời nước khi khách đến chơi nhà
Nhắc đến cà phê thì nhớ đến Sài Gòn, nhắc đến trà thì nghĩ đến Hà Nội, những nét đặc trưng của hai loại thức uống này sẽ được thể hiện rõ hơn ở văn hóa khác biệt sử dụng thức uống mời khách khi có khách đến nhà. Ở Hà Nội, thường gia chủ sẽ chọn trà để mời khách, không giống như ở Sài Gòn dùng cà phê, hoặc rất ít gia đình là người mê cà phê thì sẽ dọn ra hai loại trà và cà phê để khách lựa chọn. Nhìn chung ở miền Bắc, trà vẫn được dùng thông dụng hơn cà phê.

Đối với người Hà Nội lẫn người Sài Gòn đều xem cà phê là thức uống đặc trưng của quê hương không thể thiếu, nhưng ở mỗi nơi, cà phê được thưởng thức theo một cách khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa đẹp của cà phê. Những nét đẹp đó không những không lẫn vào đâu mà còn giúp văn hóa uống cà phê Việt thêm phát triển mạnh đến ra ngoài thế giới. Từ lâu Napoli Coffee đã nhìn ra những nét đẹp ấy từ thức uống cho đến cách thưởng thức, Napoli Coffee luôn mang cho mình sứ mệnh mang đặc trưng của cà phê Việt trải rộng ra khắp nơi trên mọi vùng tổ quốc và ở những quốc gia khác

Bài viết liên quan