Cà phê là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi. Từ những hạt cà phê chín mọng, được thu hoạch và tách vỏ, phơi khô. Sau đó được rang lên để tạo nên một hương vị cà phê như chúng ta đang uống hiện nay. Cà phê được trồng ở các vùng Tây Nguyên như: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk… với số lượng rất lớn.
Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Đặc biệt Việt Nam chúng ta có một lượng xuất khẩu cà phê rất lớn. Năm 2009, Brasil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, tiếp đó là Việt Nam, Indonesia và Colombia.
Hạt cà phê Arabica được trồng ở châu Mỹ La tinh, Đông Phi, bán đảo Ả Rập hay châu Á. Hạt cà phê Robusta được trồng nhiều ở Tây và Trung Phi, phần lớn Đông Nam Á và ở một mức độ nào đó là Brasil. Mang lại giá trị lớn trong tỉ trọng xuất nhập của cả nước. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae).
1. Cà phê Arabica
Được biết đến như một trong những loại hạt cà phê phổ biến và được biết đến nhiều nhất, hạt Arabica là loại được sản xuất phổ biến nhất và được coi là loại hạt chất lượng cao hơn. Trên thực tế, hơn 60% hạt cà phê trên thế giới được sản xuất là giống Arabica. Loại cafe này được trồng ở độ cao nhất định và cần ở trong khu vực có lượng mưa ổn định và nhiều bóng râm. Có lẽ một trong những lý do khiến đây là loại hạt cà phê Arabica được cả thế giới biết đến là vì cây dễ chăm sóc, nhỏ vừa phải và dễ cắt tỉa.
Là loại cà phê Arabica có hạt hơi dài, được trồng ở độ cao trên 600m (ở Việt Nam chủ yếu được trồng ở Lâm Đồng). Khí hậu mát mẻ, được trồng chủ yếu ở Brasil. Và chiếm tới 2/3 lượng cà phê hiện nay trên thế giới. Cách chế biến mới là điểm tạo ra sự khác biệt giữa Arabica va Robusta.
Quả Arabica được thu hoạch, rồi lên men (ngâm nước cho nở…) rồi rửa sạch rồi sấy. Vì thế hương vị của Arabica hơi chua. Đây cũng được coi là một đặc điểm khác biệt của loại cà phê này. Người ta thường ví vị chua đó giống như khi mình ăn chanh, sẽ thấy rất chua. Nhưng lập tức thấy được vị đắng của vỏ. Cách cảm nhận vị chua của cà phê cũng như vậy.
2. Cà phê Robusta
Loại hạt cà phê tiếp theo là Robusta, loại cà phê được sản xuất nhiều thứ hai trên thế giới. Như tên gọi gợi ý, hạt Robusta vừa cứng vừa có khả năng miễn dịch với nhiều loại bệnh. Loại hạt cà phê này phát triển tốt nhất trong khí hậu nóng với lượng mưa không đều và có thể phát triển ở một số độ cao nhất định. So với hạt cà phê Arabica, những hạt cà phê phát triển trên cây Robusta có gấp đôi lượng caffein trong đó, có nghĩa là chúng là một lựa chọn tuyệt vời để mang đến hương vị đậm đà hơn.
Hạt cà phê cũng Robusta có kết cấu mịn và người ta thường nói rằng chúng thậm chí còn có hương vị chút sô cô la nhẹ, điều này khiến chúng trở nên lý tưởng khi dùng chung với sữa và đường (có lẽ như một loại cà phê đá).
Được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới, vì thế Robusta có mặt ở nhiều nước hơn (ở Việt Nam loại này chiếm hơn 90%). Việt Nam có tổng lượng chiếm 1/3 lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới. Robusta có hạt nhỏ hơn Arabica, và được sấy trực tiếp chứ không phải lên men. Vị đắng chiếm chủ yếu. Loại này uống đậm đà hơn.
3. Cà phê Culi
Là những hạt cà phê to tròn. Đặc biệt là trong một trái chỉ có duy nhất một hạt. Vị đắng gắt, hương thơm say đắm, hàm lượng cafein cao, nước màu đen sánh. Đó là quá trình kết hợp tinh túy của sự duy nhất.
4. Cà phê Cherry
Cherry hay còn gọi là cà phê mít gồm có 2 giống chính là Liberica và Exelsa
- Loại này không được phổ biến lắm. Nhưng đây là loại có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt và năng suất rất cao.
- Được trồng ở những vùng đất khô đầy gió và nắng của vùng Cao Nguyên.
Cherry mang một đặc điểm và hương vị rất khác lạ của một loài cây trưởng thành dưới nắng và gió của Cao Nguyên.
- Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp.
- Khi pha tạo ra mùi thơm thoang thoảng, đặc biệt là vị chua của Cherry tạo ra một cảm giác thật sảng khoái.
- Cherry rất thích hợp với sở thích của phái nữ với sự hòa quyện giữa mùi và vị tạo ra một cảm giác dân dã, cao sang quý phái
5. Cà phê Moka
Moka là một loại cà phê thuộc chi Arabica, được người Pháp di thực từ những năm 30 của thế kỉ trước, trồng ở Đà Lạt – Lâm Đồng.
- Trong các họ, giống cà phê này khó trồng nhất. Đòi hỏi công chăm sóc rất kỹ, dễ bị sâu bệnh.
- Cần có điều kiện môi trường lẫn kỹ thuật chăm bón đặc thù, nhưng năng suất lại rất ít.
- Cây cà phê Moka chỉ có thể sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 1500m nên rất ít nơi trồng được.
- Càng lên cao, cộng thêm với điều kiện thổ nhưỡng, canh tác phù hợp thì hương vị và chất lượng của Moka càng tuyệt vời. Chỉ ở vùng đất thuộc Thành phố Đà Lạt với độ cao 1600m là cà phê Moka thơm ngon nhất.
- Có thể nói Moka là hoàng hậu trong vương quốc cà phê. Hạt Moka lớn và đẹp hơn nhiều so với giống khác.
- Hương thơm của nó rất đặc biệt, rất sang trọng, ngây ngất. Vị hơi chua một cách thanh thoát, dành cho người sành điệu.
- Moka thơm quý phái và có vị đặc trưng là khẩu vị lựa chọn hàng đầu của các nước Châu Âu và Mỹ.
Hằng năm nước ta xuất khẩu trên một triệu tấn cà phê. Hầu như phần lớn là cà phê Robusta trồng ở Buôn Mê Thuộc và một số tỉnh khác. Cho nên, ở Việt Nam Moka là cà phê quý hiếm, luôn có giá cao hơn các loại cà phê khác. Có thể thấy, không có nhiều người chúng ta có dịp thưởng Moka nguyên chất, dù trên thế giới tiêu thụ đến 80% cà phê Arabica, Moka.
Như vậy, cà phê nguyên đóng một vai trò quan trọng trong xã hội xuyên suốt lịch sử hiện đại. Ở Châu Phi và Yemen, nó được dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Cho nên cà phê nguyên là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Năm 2004, cà phê được xuất khẩu nông nghiệp tại 12 nước, và vào năm 2005, nó xuất khẩu nông nghiệp hợp pháp thứ 7 trên thế giới tính theo giá trị.