Cách tính giá 1 ly cà phê để bán dành cho người kinh doanh

Làm thế nào để tính giá 1 ly cà phê cho những người mới bắt đầu kinh doanh quán cà phê?

Nếu như bạn đang tập tành kinh doanh quán cafe, bạn muốn tìm hiểu thêm về việc kinh doanh, bạn muốn biết cách tính giá 1 ly cà phê để bán thì cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Giá bán sản phẩm là gì?

Quyết định giá bán sản phẩm

Cost…theo Google dịch thì đó là giá cả, là chi phí mà khách hàng phải trả để thưởng thức các món trong menu của bạn.

Tùy mặt hàng bán ra mà bạn sẽ có cách tính cost khác nhau, trong bài viết này chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn vài cách tính giá bán mà chắc chắn bạn sẽ làm được.

Trước khi bắt đầu tính giá bán, thì phải có những con số, và 3 thứ sau đây là những thứ bạn nên ưu tiên quan tâm.

Chi phí nguyên vật liệu:

Nói về chi phí nguyên vật liệu thì rất đơn giản, bạn hãy tính ra tổng số tiền bạn sẽ chi ra để làm 1 ly nước.

Nguyên liệu cũng ảnh hưởng một phần đến giá thành của mỗi ly cafe

Cách tính lợi nhuận trên giá bán

Chúng ta sẽ lấy những con số tròn để các bạn dễ hình dung, 1 kg café bạn mua với giá 100k, 1 kg đường bạn mua với giá 20k, 1 bao đá 10kg bạn mua với giá 10k, tiền nước 1 lít bạn phải trả là 10k.

Vậy một ly cafe bạn cần bao nhiêu gram, hãy chia 1kg cafe cho con số đó, ví dụ lấy 25 gram cho 1 ly cafe [1000gram/25gram= 40ly], sau đó lấy giá của 1kg cafe chia cho 40.

Vậy 1kg café bạn sẽ bán được 40 ly , và 1 ly là [100k/40ly=2.5k].

Tiếp tục với đường, bạn cần khoảng 3gram đường cho 1 ly cafe, vậy công thức sẽ là: [20k/(1000gram/3gram)=60 đồng]

Và cứ thế tiếp tục với những nguyên liệu còn lại.

Chi phí nhân công

Chi phí nhân công rất khó để có thể trình bày trong 1 bài viết như thế này, đây là chi phí bạn thuê người làm khi kinh doanh, bao gồm phục vụ, pha chế, tạp vụ, bảo vệ, bảo trì,…..

Chi phí nhân công hiện nay cũng được cắt giảm nhằm giảm chi phí tối đa cho phí nhân công của quán

Có thể cân nhắc đến mô hình bán phục vụ hoặc tự phục vụ, đây là cách mà nhiều quán cafe đang thực hiện hiện nay nhằm nhắm đến sự cắt giảm tối đa chi phí nhân công cho quán.

1 quán café có thể chỉ có từ 2 đến 3 nhân viên làm tất cả mọi việc trong quán, từ pha chế đến thu ngân,….v.v….

Chi phí khác

Các chi phí khác như điện nước, mặt bằng, wifi, bảo trì, quảng cáo,….v.v…

Một số chi phí không tên có thể kể đến như vỡ ly, cá thiết bị hư hỏng, giá nguyên liệu tăng, hoặc bạn có mô hình giao hàng thì có thể kể đến giá xăng dầu, vá xe…

Những thứ ấy sẽ ảnh hưởng đến cách tính giá bán café trong quán của bạn.

Điểm hòa vốn:

Điểm hòa vốn là khi bạn chạm mốc, thì đêm hôm đó bạn có thể ngủ ngon.

Cần nắm rõ điểm hòa vốn giống như việc bạn nhảy xuống nước và biết được bản thân mình bơi được đến đâu.

Cách tính giá bán trên menu

Tỷ lệ an toàn

Theo nhiều cuộc khảo sát, người ta tìm ra con số 35% để áp dụng vào tính cost.

Công thức: [giá nguyên vật liệu]*100/35=[giá bán]

Ví dụ giá thành để bạn làm ra 1 ly trà đào là 8.000đ thì bạn có thể tính như sau:

8000*100/35=22.857,1429đ (23k cho 1 ly trà đào)

Hoặc tính đơn giản hơn bằng cách lấy giá nguyên vật liệu chia cho 0.35.

35% là % giá gốc trên tổng 100% giá bán

Tùy vào nhu cầu, mô hình kinh doanh và một số thứ khác, con số có thể dao động từ 25 đến 35%, tùy thuộc vào cách tính giá bán mà bạn áp dụng.

Con số % càng cao, thì khách hàng càng được mua với giá rẻ và ngược lại.

Trong kinh doanh, ưu tiên hàng đầu là niềm tin, họ tin bạn có café ngon, họ sẽ ghé, họ tin bạn phục vụ chu đáo, họ sẽ ghé, họ tin bạn có không gian thích hợp với họ, họ sẽ ghé, họ tin bạn có giá cả hợp lý, họ sẽ ghé.

Đó là lý do mà các bạn mới kinh doanh cafe nên bỏ ra thời gian để nghiên cứu kỹ thị trường thay vì chăm chăm chạy theo tỷ lệ an toàn.

Hãy đi ra ngoài kia uống 100 ly nước ở 100 quán khác nhau có mô hình giống mình, bạn sẽ nhận ra, cách để tính giá bán của bạn như thế nào là hợp lý.

Tính theo cung-cầu

Cung nhiều thì cầu ít và ngược lại, 1 miếng bánh có quá nhiều người tranh giành thì mỗi người chỉ được 1 ít.

Hãy tạo ra điều khác biệt, 1 cách phục vụ khác biệt, 1 ly nước khác biệt, 1 không gian khác biệt, 1 trải nghiệm khác biệt để giữ chân thực khách của mình.

Nghệ thuật định giá sản phẩm là thứ mà những người kinh doanh cần phải có. Chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan