Cà phê Việt Nam, món quà mang bản sắc Việt

Cà phê không chỉ là thức uống mà còn là văn hóa, lối sống của người Việt. Những sáng tạo độc đáo như cà phê trứng, cà phê muối… đã chinh phục nhiều tín đồ ẩm thực thế giới. Bài viết sau đây sẽ là một cái nhìn chung về cà phê Việt Nam, từ sự xuất hiện của cà phê tại xứ sở hình chữ S đến sự hình thành nét văn hóa cà phê của người Việt và những tác dụng quan trọng mà cà phê mang lại trong cuộc sống.

Cà phê Việt NamCà phê Việt Nam

1. Cây cà phê Việt Nam

1.1 Cây cà phê ở Việt Nam

  • Cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857, từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương này, cây cà phê đã có những trở mình mạnh mẽ, thoát khỏi các định chế bao cấp, trở thành một trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu cao nhất (sau lúa gạo), và đưa nước ta lên vị trí thứ 2 của bản đồ cà phê thế giới.
  • Sản xuất cà phê đều đặn gia tăng 20% ​​-30% mỗi năm trong những năm 1990, với những vườn cà phê nhỏ được trồng trên nửa triệu mảnh đất (từ hai đến ba mẫu). Điều này đã giúp xoay chuyển mạnh mẽ nền kinh tế.
  • Trong công cuộc cải cách, ngành cà phê đã được quốc hữu hóa, phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên, doanh nghiệp tư nhân được nhân rộng, dẫn đến một sự phát triển đột biến của ngành công nghiệp chế biến cà phê. Mối liên kết hợp tác giữa người trồng, sản xuất và nhà nước đã đem đến kết quả trong việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu sản phẩm bán lẻ. Mà điển hình có thể kể đến là cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và Highlands Coffee vào năm 1998.
  • Trong những năm gần đây các ban ngành, nhà nước đã tìm cách nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, bao gồm việc mở rộng các vùng sản xuất cà phê chè – Ngày nay chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Trị (Quảng Trị) và Sơn La. Tuy nhiên, khu vực quan trọng nhất về cà phê nói chung vẫn là Tây Nguyên (Đăk Lăk, Kon Tum và Lâm Đồng. Tây Nguyên đã dẫn đầu sản xuất cà phê Robusta cả về diện tích và sản lượng. Nó nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới với một số chỉ dẫn địa lý như ‘Buôn Ma Thuot’, Cầu Đạt – Đà Lạt,.. được biết đến với chất vị mạnh mẽ do đặc tính của đất.

1.2 Tỷ lệ người Việt Nam uống cà phê

  • Tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê khá nhiều, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong tổng loại thức uống được lựa chọn dùng trong 1 tuần ở Thành phố Hồ Chí Minh thì loại thức uống này chiếm tới 26%. Con số này có thể nói là khá cao so với hàng loạt loại thức uống mà thị trường hiện có.
  • Theo số liệu thu thập được từ 1 cuộc khảo sát, tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê nóng và lạnh theo giới tính thì có đến 75% đàn ông thích uống nóng, 65% chọn cafe đá. Ở phụ nữ, thì tỷ lệ lần lượt là 25% và 35%. Từ đó, có thể thấy rằng đàn ông tiêu thụ nhiều hơn phụ nữ.
Tỷ lệ người Việt Nam uống cà phêTỷ lệ người Việt Nam uống cà phê

1.3 Nhu cầu uống cà phê của người Việt Nam

  • Cafe có thể dùng ở nhiều thời gian trong ngày. Tùy vào sở thích mà mỗi người có thể dùng nó vào những thời điểm khác nhau. Theo khảo sát cho thấy có 90% uống cafe cùng bữa ăn sáng, 50% uống trước khi ăn sáng, 10% uống sau khi ăn sáng, 10% uống sau khi chơi thể thao, 10% uống trước khi ngủ, 90% uống ngay khi thức dậy. Với nhiều thời điểm để dùng cafe như thể nên đã góp phần làm cho tỷ lệ người Việt Nam dùng cà phê ngày càng cao.
  • Nhiều người lựa chọn cafe để thư giãn sau những giờ làm việc đầy mệt mỏi. Thêm vào đó là lựa chọn ngồi nhăm nhi tách cafe và nói chuyện cùng gia đình hay bạn bè.
  • Cafe có một vị đắng đặc trưng và cả mùi thơm đầy quyến rũ. Từ những điều trên đã khiến nó trở thành loại thức uống yêu thích của nhiều người. Có đến 40% người lựa chọn dùng thức uống này là vì sở thích. Điều này chứng tỏ là cafe đã trở thành một phần trong cuộc số của nhiều người.
  • Nhiều người dùng cafe vào buổi sáng hoặc buổi tối để giúp tỉnh táo hơn. Để khỏi động ngày dày khi chưa tỉnh ngủ thì nhiều người đã dùng nó để tỉnh táo hơn. Khi thức khuya học bài hay chạy deadline thì loại thức uống này thường là sự lựa chọn của nhiều người để giúp qua cơn buồn ngủ.
  • Khi làm việc hay học tập luôn đồi hỏi khả năng tập trung cao độ. Vì thế nhiều người đã tin rằng dùng cafe để giúp tăng khả năng tập trung của họ.

1.4 Việt Nam xuất khẩu cà phê thứ mấy thế giới?

  • Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ, đạt 8,2%/năm với kim ngạch bình quân 3,13 tỷ USD/năm giai đoạn 2011 – 2018, chiếm 15% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước.
  • Các sản phẩm cà phê của ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil); đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
  • EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; tiếp theo là Đông Nam Á, chiếm 13% tổng lượng và tổng kim ngạch…
  • Các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới như Brazil, Indonesia, Colombia… đều chủ yếu xuất khẩu cà phê dưới dạng hạt (green bean), tức là chỉ dừng ở hoạt động sơ chế sau thu hoạch. Một số nước có hoạt động rang và xay nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng xuất khẩu cà phê.
  • Riêng với Việt Nam, kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động sơ chế sau thu hoạch đã được hết sức quan tâm. Nhờ vậy, từ chỗ có giá bán tại cảng Việt Nam thấp hơn tới 400 – 500 USD so với giá tham chiếu tại Sở Giao dịch Hàng hóa Luân Đôn, Việt Nam đã dần thu hẹp được khoảng cách này và cho tới nay, giá bán cà phê Robusta của Việt Nam đã phù hợp với giá thị trường thế giới.

    2. Tổng quan thị trường cà phê Việt Nam

    2.1 Lịch sử cà phê Việt Nam

    • Cây cà phê đến Việt Nam theo dấu chân của những người Pháp vào giữa thế kỷ 19.
    • Giống cà phê chè (arabica) là giống cà phê đầu tiên được du nhập vào nước ta từ năm 1857, thông qua một số linh mục thừa sai người Pháp. Đầu tiên là được trồng thử nghiệm tại các Nhà thờ Thiên chúa giáo ở một số tỉnh ở khu vực phía Bắc như Hà Nam, Phủ Lý. Sau đó, cây cà phê được trồng mở rộng vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau đó lan ra các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Quảng Bình. Sau chiến tranh các khu vườn cà phê chè ở đây vẫn tiếp tục được duy trì. Vì thế, khu vực này có sự phân bố cây cà phê chè rất cao. Sau cùng cây cà phê mới phát triển dần vào Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và người ta bắt đầu nhận ra rằng Tây Nguyên chính là nơi thích hợp nhất để trồng cây cà phê.
    • Sau khi giống cà phê arabica được du nhập vào Việt Nam năm 1857 thì sau đó vào năm 1908, Pháp du nhập thêm 2 giống cà phê vào Việt Nam. Đó chính là cà phê vối (robusta) và cà phê mít (liberica). Sau một thời gian, thực dân phương Tây thấy giống cà phê chè không mang lại hiệu quả kinh tế cao vì vậy đã đưa giống cà phê vối từ Congo vào trồng ở Tây Nguyên. Tại đây, cây cà phê phát triển rất mạnh mẽ, diện tích cây cà phê ngày càng tăng. Và Tây Nguyên trở thành khu vực có diện tích trồng cà phê vối lớn nhất nước ta cả về quy mô và danh tiếng, không nơi nào ở Việt Nam có cà phê nổi tiếng trong và ngoài nước, đồng thời gắn với một vùng địa danh mang nhiều huyền thoại như cà phê Buôn Ma Thuột.
    • Trải dài qua một quá trình lịch sử trên đất nước Việt Nam, cuối cùng vùng đất Tây Nguyên chính là nơi hội tụ được tất cả những thuận lợi cả về sinh thái và đất đai thích hợp để cây cà phê sinh trưởng và phát triển, sản phẩm cà phê vối robusta đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của Tây Nguyên nói chung, vùng địa danh Buôn Ma Thuột nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
    Lịch sử cà phề Việt NamLịch sử cà phề Việt Nam

    2.2 Diện tích trồng cà phê ở Việt Nam

    • Năm 2018, diện tính cà phê của cả nước rất lớn khoảng 720.000 ha. Trong đó, cà Robusta khoảng 670ha (chiếm 93% diện tích), đạt khoảng 1,71 triệu tấn (khoảng hơn 96% sản lượng). Cà Arabica, diện tích là 50.000 ha (chỉ gần 7%), sản lượng gần 67.000 tấn (chỉ gần 4%). (số liệu cao hơn số liệu của chính thống khoảng 70.000 ha).
    • Năng suất cà phê Việt Nam thường cao nhất trên thế giới, trung bình 2.6 tấn/ha nhân đối với Robusta và 1.4 tấn nhân đối với Arabica. Cà phê Robusta có năng suất cao nhất ở tỉnh Kotum, sau đó đến Gia Lai, Lâm Đồng, Đak Nông và Đaklak. Năng suất cà phê ở tỉnh Đak Lak không cao lắm, có thể vì diện tích lớn đã già cỗi, hoặc trồng xen các cây như bơ, sầu riêng, tiêu.
    • Điều đó, cũng đồng nghĩa với việc phát triển bền vững ở Đak Lak tốt hơn ở các tỉnh còn lại. Đak Lak luôn luôn có những mô hình trồng và canh tác bền vững cà phê đi tiên phong. Vì vậy, tình hình kinh tế người dân đồng đều và ổn định xã hội hơn các tỉnh khác.

Bài viết liên quan